Điều này hoàn toàn không sai nhưng lại đúng với thời kì đầu của máy tính, nơi dữ liệu được ghi bằng những chiếc HDD cũ kĩ. Tuy là cũ kĩ nhưng cấu trong bên trong vẫn là các đĩa từ và thanh đọc như các ổ cứng ngày nay. Song điểm khác nhau của chúng lại là ‘vết dao’ chí mạng đến độ bền.
Bạn có thể chưa biết là khi ghi dữ liệu thanh đọc sẽ không hề chạm vào đĩa từ mà thông qua một lớp đệm không khí. Khi tắt máy với các ổ cứng cũ thanh đọc sẽ va thẳng xuống các đĩa từ tạo nên nhiều vết xước, càng nhiều vết xước càng nhanh hỏng, với các HDD ngày nay thì không chúng sẽ được gác lên miếng nhựa bố trí sẵn.
Không, không hề có một thiết bị điện tử nào là bất tử được cả và máy tính cũng vậy. Thường thì một chiếc PC hay laptop có vòng đời từ 5 đến 10 năm là chúng ta sẽ nâng cấp lên. Tuy nhiên, khả năng chịu đựng của những cổ máy này vượt xa hơn thế. Tuổi thọ của máy tính lên tới 40.000 lần bật tắt. Bạn sẽ cần hơn 100 năm để có thể phá hủy chúng nếu bật tắt khi bạn thức dậy và khi đi ngủ.
Đây chính là một trong những lí do khiến máy tính của bạn nhanh hỏng hơn thay vì sẽ tốt hơn. Khi bật máy tính liên tục các linh kiện bên trong cũng làm việc liên tục, đặc biệt là tản nhiệt. Theo thời gian, sự hao mòn ập đến với từng bộ phận và có thể dẫn đến chập cháy linh kiện.
Có nhiều lí do cho việc bạn ngại bật tắt máy tính, đa số là vì máy tính khởi động khá lâu. Để giải quyết vấn đề này bạn có thể lắp SSD để tăng tốc cho chiếc máy tính của bạn nhanh chóng nhé.
Tổng hợp